Yêu Cầu Về Lao Động Trong Du Lịch

Yêu Cầu Về Lao Động Trong Du Lịch

Lao động trong du lịch là yếu tố quan trọng không thể thiếu góp phần thúc đẩy ngành du lịch phát triển. Lao động trong du lịch mang những đặc điểm và yêu cầu riêng biệt.

Lao động trong du lịch là yếu tố quan trọng không thể thiếu góp phần thúc đẩy ngành du lịch phát triển. Lao động trong du lịch mang những đặc điểm và yêu cầu riêng biệt.

Yêu cầu đối với lao động trong du lịch

Với những đặc điểm của công việc trong lĩnh vực du lịch đòi hỏi người lao động phải đáp ứng được những yêu cầu nhất định của nghề. Về cơ bản đó là các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng và hành vi; về giao tiếp và sức khỏe.

- Yêu cầu về kiến thức, kĩ năng và hành vi, thái độ

Khách du lịch thực hiện chuyến du lịch với nhiều mục đích nhưng một trong những mục đích phổ biến là nâng cao hiểu biết.

Để đáp ứng được yêu cầu này của khách du lịch đòi hỏi những người trực tiếp phục vụ du khách như hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch, nhân viên trong các cơ sở dịch vụ phải có kiến thức sâu rộng về các lĩnh vực khác nhau như địa lí, phong tục tập quán, lịch sử, văn hóa.

- Ngoài kiến thức, nhân viên làm việc trong du lịch còn yêu cầu cao về kĩ năng và hành vi, thái độ

Vì đặc thù của ngành dịch vụ, khách du lịch sẽ rất khó chấp nhận với những hành vi thái độ không phù hợp của nhân viên trong ngành. Một trong số những kĩ năng đặc thù là khả năng giao tiếp.

Với đặc thù tiếp xúc với đối tượng du khách đa dạng về ngôn ngữ và văn hóa, mọi thông điệp đều phải chuyển tải qua giao tiếp.

Do đó yêu cầu đối với đội ngũ lao động trong du lịch phải có khả năng giao tiếp tốt. Cần thiết phải sử dụng có hiệu quả các hình thức giao tiếp cả có ngôn từ và phi ngôn từ.

Đây là một trong những yêu cầu cần thiết, đặc biệt đối với lao động trong lĩnh vực lữ hành. Với tính chất công việc thường xuyên phải di chuyển trên các loại phương tiện vận chuyển khác nhau nên đòi hỏi người lao động phải đáp ứng được yêu cầu về sức khỏe.

Việc làm việc theo ca, đảm bảo dịch vụ được cung cấp 24/24h cũng bị quyết định bởi yếu tố sức khỏe của người lao động.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình bồi dưỡng Nghiệp vụ cho Thuyết minh viên Du lịch, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Tổng cục Du lịch)

Theo đó, Cục Quản lý lao động ngoài nước yêu cầu Công ty Colecto.Jsc khẩn trương cử nhân viên của Công ty sang Ả Rập Xê Út phối hợp với công ty môi giới, làm việc với người sử dụng lao động để thanh toán đủ tiền lương, làm giấy tờ và thủ tục để đưa lao động Y Nghen về nước.

Báo cáo Ban Quản lý lao động thuộc Đại sứ quán Việt Nam tại Ả Rập Xê Út để được hỗ trợ trong quá trình giải quyết. Báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Kon Tum thông tin cho gia đình lao động Y Nghen để phối hợp giải quyết. Báo cáo kết quả xử lý về Cục Quản lý lao động ngoài nước trước ngày 25/01/2024.

Trước đó, Báo Dân tộc và Phát triển đã tìm hiểu thực tế tại cơ sở và có bài phản ánh: “Y Nghen và những giọt nước mắt nơi xứ người”. Cụ thể: Tháng 9/2017, chị Y Nghen được Công ty Tràng An (nay là Công ty Coleto.,Jsc) đưa đi xuất khẩu lao động tại thị trường Ả Rập Xê Út, làm giúp việc với mức lương 9 triệu đồng/tháng. Thế nhưng 7 năm lưu lạc nơi xứ người, chị Y Nghen không nhận được tiền lương như cam kết và cũng không biết khi nào có thể được về nước, do mất hết giấy tờ tùy thân. Ở quê nhà thì 7 đứa con đang ngóng trông mẹ về từng ngày.

Đặc điểm của lao động trong du lịch

Nhìn chung, mỗi ngành nghề đều có những đặc điểm riêng. Những đặc trưng đó qui định đặc điểm của lao động.

Lao động trong lĩnh vực du lịch về cơ bản có một số đặc điểm nổi bật sau:

- Có tính chuyên môn hóa cao

Du lịch bao gồm nhiều lĩnh vực kinh doanh như dịch vụ lữ hành, lưu trú, vận chuyển khách du lịch, điểm khu du lịch... Mỗi lĩnh vực lại có sự phân chia sâu hơn nữa. Tại mỗi lĩnh vực kinh doanh có những vị trí, chức danh công việc khác nhau.

Để thực hiện tốt mỗi vị trí công việc đòi hỏi người lao động phải được đáp ứng được chuyên môn đặc thù. Chính vì vậy, trong hoạt động du lịch có tính chuyên môn hóa cao.

- Không cố định về thời gian

Với đặc thù của ngành dịch vụ, thời gian làm việc của lao động trong ngành du lịch là không cố định về thời gian trong ngày cũng như các ngày trong tuần. Do tính chất của công việc phục vụ, để đảm bảo dịch vụ cung ứng được gần như 24/24h và 7 ngày/tuần do đó phần lớn lao động làm việc trong các doanh nghiệp du lịch làm việc theo ca và cả những ngày cuối tuần, lễ, tết.

Ngoài ra đối với lao động trong các doanh nghiệp lữ hành mà đơn cử là hướng dẫn viên, việc định lượng được thời gian làm việc trong ngày là rất khó khăn không giống như lao động khối hành chính.

Với đặc thù của ngành dịch vụ, lao động làm việc trong ngành du lịch cũng sẽ có cơ hội gặp gỡ với nhiều người, tiếp xúc với cả khách du lịch trong và ngoài nước, sử dụng nhiều loại ngôn ngữ khác nhau và đến từ rất nhiều nền văn hóa đa dạng.

Do đó, để có thể thành công trong công việc đòi hỏi người lao động phải có khả năng giao tiếp tốt.

- Công việc có tính chất lặp lại

Xét trong chừng mực nào đó, công việc có tính chất lặp lại cũng có thể coi là một đặc điểm của nghề. Điều này càng trở nên đúng hơn với đặc thù công việc của hoạt động lữ hành.

Người hướng dẫn viên hay đội ngũ thuyết minh viên du lịch sẽ cung cấp bài thuyết minh cho khách nhiều lần về cùng một đối tượng tham quan.

Chính vì đặc điểm này, để công việc của mình tránh khỏi sự đơn điệu, nhàm chán, đòi hỏi những người làm nghề có lòng yêu nghề, luôn trau dồi kiến thức và kĩ năng.