Trường Điện - Điện Tử Đại Học Bách Khoa Hà Nội Gồm Những Ngành Nào

Trường Điện - Điện Tử Đại Học Bách Khoa Hà Nội Gồm Những Ngành Nào

Kỹ thuật cơ điện tử hay còn được gọi là Cơ điện tử, là sự kết hợp giữa kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật máy tính và kỹ thuật điện tử. Bạn có thể hiểu đơn giản thế này: Các kỹ sư tin học có thể tạo ra trí thông minh nhân tạo nhưng không có kiến thức về cơ khí, còn các kỹ sư cơ khí không thể làm máy móc thông minh hơn, kỹ sư điện tử có thể điều khiển và kết nối tín hiệu nhưng lại không thể kết nối trí thông minh nhân tạo vào các thiết bị cơ khí để điều khiển. Chính vì vậy, kỹ sư Cơ điện tử ra đời có thể đáp ứng hết các thiếu sót trên và phối hợp nền tảng của các ngành lại với nhau.

Kỹ thuật cơ điện tử hay còn được gọi là Cơ điện tử, là sự kết hợp giữa kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật máy tính và kỹ thuật điện tử. Bạn có thể hiểu đơn giản thế này: Các kỹ sư tin học có thể tạo ra trí thông minh nhân tạo nhưng không có kiến thức về cơ khí, còn các kỹ sư cơ khí không thể làm máy móc thông minh hơn, kỹ sư điện tử có thể điều khiển và kết nối tín hiệu nhưng lại không thể kết nối trí thông minh nhân tạo vào các thiết bị cơ khí để điều khiển. Chính vì vậy, kỹ sư Cơ điện tử ra đời có thể đáp ứng hết các thiếu sót trên và phối hợp nền tảng của các ngành lại với nhau.

Review ngành Kỹ thuật cơ điện tử Đại học Bách Khoa Hà Nội (HUST): Thay đổi diện mạo khoa học công nghệ thế giới

Cùng với sự hội nhập và phát triển toàn cầu, Cơ điện tử đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại. Chính vì thế, ngành Kỹ thuật cơ điện tử của Đại học Bách Khoa Hà Nội ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ yêu thích máy móc và công nghệ. Hôm nay, cùng huongnghiep.hocmai.vn review tất tần tật những điều cần biết về ngành này nhé!

Kỹ thuật cơ điện tử – Ngành hấp dẫn với người đam mê máy móc công nghệ

Học Kỹ thuật cơ điện tử ra trường làm gì?

Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp của Nhà nước và các xí nghiệp liên doanh với nước ngoài đều sử dụng dây chuyền thiết bị hiện đại, ứng dụng công nghệ tiến tiến nhất để tăng chất lượng và năng suất sản phẩm. Chính vì thế sinh viên ngành Kỹ thuật cơ điện tử có cơ hội việc làm vô cùng rộng mở.

Sau khi tốt nghiệp, bạn hoàn toàn có khả năng sáng tạo, thiết kế các sản phẩm cơ điện tử; ứng dụng các sản phẩm cơ điện tử của các nước tiên tiến nhất; vận hành, bảo dưỡng, bảo trì và phát triển trên cơ sở các sản phẩm đã có,… Nhờ đó bạn có thể đảm nhận các vị trí như:

– Kỹ sư thiết kế, vận hành hệ thống phần mềm và phần cứng, điều khiển máy móc, hệ thống sản xuất tự động, thiết bị tự động,….đây là vị trí rất “hot” được tuyển dụng nhiều tại các nhà máy sản xuất.

– Chuyên viên tư vấn công nghệ, lập trình kỹ điều khiển, thiết kế kỹ thuật, chuyển giao và thi công các dây chuyền, hệ thống tự động và bán tự động tại các công ty về điện, điện tử, cơ khí,…

– Nếu bạn có đủ trình độ và kinh nghiệm làm việc, bạn có thể đảm nhận vị trí trưởng bộ phận kỹ thuật, giám đốc kỹ thuật tại các doanh nghiệp liên quan đến cơ điện tử.

Với sinh viên chương trình tiên tiến và liên kết đào tạo, bạn hoàn toàn có đủ kiến thức và kỹ năng ngoại ngữ để làm việc cho các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam hoặc trực tiếp sang nước ngoài làm việc với mức thu nhập trong mơ.

Ngành Kỹ thuật cơ điện tử đã, đang và sẽ ngày càng phát triển hơn nữa. Nếu bạn muốn bắt kịp xu hướng, thay đổi diện mạo khoa học công nghệ thế giới thì đây chắc chắn là lựa chọn hàng đầu!

Nơi đây đăng thông tin tuyển dụng dành cho sinh viên/cựu sinh viên Khoa Điện-Điện tử. Quý doanh nghiệp, công ty có nhu cầu tuyển dụng, vui lòng xem thông tin dưới đây. 1. Hình thức đăng tin:   Bản tin trong mục TUYỂN DỤNG 2. Cách thức đăng tin:  Gửi mail về thông tin tuyển dụng đến thư ký Ngô Thị Anh Thơ  - Đồng thời cc cho Administrator: Trần Anh Khoa 3. Phí đăng tin:   Hoàn toàn miễn phí Để đăng bản tin hiệu quả hơn, quý doanh nghiệp có thể chọn hình thức quảng cáo trên Banner website Khoa Điện-Điện tử, xin liên hệ trực tiếp Văn phòng Khoa Điện-Điện tử, nhà B1, 268 Lý Thường Kiệt, Q.10.

Ngày 4/5, Trường THCS và THPT Tạ Quang Bửu tổ chức hoạt động, nằm trong chuỗi hướng nghiệp - trải nghiệm định kỳ được tổ chức hàng tháng của trường Điện - Điện tử, Đại học Bách khoa Hà Nội, mang đến những trải nghiệm công nghệ gần gũi nhất cho học sinh, đồng thời cung cấp thêm nhiều kiến thức công nghệ mới.

Học sinh hệ Toán - Tin trải nghiệm ứng dụng AI trong lái drone mô phỏng.

Học sinh hệ Toán - Tin được tham gia bài giảng về AIoT của PGS. Nguyễn Đức Minh - Phó Hiệu trưởng Trường Điện - Điện tử. Chia sẻ về công nghệ mới, đây là kết hợp trong thời đại mới bởi sự phát triển mạnh mẽ của AI và internet vạn vật (IoTs) ngày nay.

Theo xu hướng giao thoa giữa nhiều ngành nghề, AIoT có thể phát triển trong nhiều lĩnh vực, từ khoa học sự sống, công nghệ sinh học y sinh, cho đến nghệ thuật và quản trị con người. Chính vì vậy, việc chuẩn bị từ sớm cho các bạn về kiến thức này là hoàn toàn cần thiết.

"Học sinh hoàn toàn có thể tìm kiếm các thông tin về công nghệ mới ngay trên internet, nhưng để tiếp cận chính xác nhất, học sinh cần có sự chuẩn bị tốt cùng sự đào tạo bài bản từ trường học" - Thầy Minh nhấn mạnh.

Trong chuyến trải nghiệm, học sinh hệ Toán - Tin được tham gia loạt hoạt động tại các phòng nghiên cứu công nghệ: thử nghiệm AIoT thông qua hệ thống camera và lái drone mô phỏng, điều khiển cánh tay robot sản xuất, tham gia  hệ thống nhúng và thiết kế vi mạch, semiconductor.

Học sinh trải nghiệm lập trình, điều khiển tại phòng nghiên cứu Robot Yaskawa Mechatronic.

Xuyên suốt chuyến đi, các thầy cô giảng viên, Đoàn Thanh niên Trường Điện - Điện tử cũng đồng hành cùng các học sinh, tư vấn và định hướng sâu hơn về các ngành nghề công nghệ tại trường.

Chia sẻ sau chuyến trải nghiệm, cô Nguyễn Thu Nga - đại diện giảng viên Trường Điện - Điện tử bày tỏ sự ấn tương với học sinh Trường THCS và THPT Tạ Quang Bửu với sự nhanh nhạy và những hiểu biết về trường cùng các ngành học, bên cạnh đó, các em cũng luôn bám sát chương trình, giúp các hoạt động mang lại những trải nghiệm trọn vẹn nhất.

Chuyến trải nghiệm được tổ chức tại tòa C7 và D8 Đại học Bách khoa Hà Nội, được thiết kế với nhiều hoạt động công nghệ hiện đại mang tính định hướng cao.

Với những chuyến trải nghiệm thực tế tại các Khoa, viện của Đại học Bách khoa Hà Nội, học sinh hệ Toán - Tin trường THCS và THPT Tạ Quang Bửu được định hướng chuyên sâu về các lĩnh vực công nghệ, khơi nguồn cảm hứng và sẵn sàng cho tương lai.

Hệ Toán - Tin ứng dụng mang màu sắc “chuyên kiểu mới” do các giảng viên Đại học Bách khoa, Đại học Sư phạm là nòng cốt phụ trách. Chương trình tập trung chuyên sâu Toán, Tiếng Anh, Lý, Hóa, Công nghệ và Tin học (theo hướng khoa học máy tính) hướng nghiệp khối ngành Công nghệ, Kinh tế. Các tiết tăng cường và dự án ứng dụng cùng các hoạt động ngoại khóa/câu lạc bộ hướng nghiệp công nghệ, khởi nghiệp khai thác hệ sinh thái của BK Holdings.

TRƯỜNG THCS VÀ THPT TẠ QUANG BỬU

Tìm hiểu về ngành Kỹ thuật cơ điện tử của Đại học Bách Khoa Hà Nội

Hiện nay Đại học Bách Khoa Hà Nội có 4 mã ngành đào tạo về Kỹ thuật cơ điện tử đó là : ME1 (Kỹ thuật cơ điện tử), ME-E1 (Kỹ thuật cơ điện tử chương trình tiên tiến), ME-LUH (Cơ điện tử – Đại học Leibniz Hannover (Đức)) và ME-NUT (Cơ điện tử – đại học Nagaoka (Nhật Bản)).

Đây là ngành được xây dựng dựa trên ngành Cơ điện tử cũ và có thêm sự tham khảo chương trình đào tạo của các trường nổi tiếng trên thế giới như Stanford, Shibaura, NTU,… Nội dung chương trình học như sau:

Là trường có truyền thống đào tạo Cơ điện tử lâu đời nên Đại học Bách Khoa Hà Nội luôn có đội ngũ giảng viên uy tín nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức chuyên môn rộng và vững chắc để đáp ứng tốt nhu cầu công việc của ngành.

Một điểm cộng cực lớn cho sinh viên của HUST đó chính là thực hành. Thời lượng thực hành lớn cùng với cơ sở vật chất hiện đại giúp sinh viên không bỡ ngỡ khi ra làm việc trong môi trường thực tế. Các kỹ năng như: thiết kế, chế tạo, lắp ráp, bảo dưỡng, vận hành,…đều được giảng viên hướng dẫn rất tận tình, nhờ đó bạn cũng có thể kết hợp thành thạo khả năng sử dụng công cụ hiện đại để thiết kế, nghiên cứu, chế tạo, vận hành và xây dựng các sản phẩm cơ điện tử.

Với mã ngành ME1, bạn có thể chọn hệ Cử nhân (4 năm), hệ kỹ sư (5 năm), hệ Thạc sĩ (5,5 năm) hoặc hệ Tiến sĩ (8,5 năm), mức học phí dao động từ 22-28 triệu đồng/ năm, đây là mức học phí trung bình của sinh viên khối ngành cơ khí.

Ngành Kỹ thuật cơ điện tử chương trình tiên tiến ME-E1

Đây là hệ đào tạo được xây dựng dựa trên chương trình đào tạo ngành Cơ điện tử của Đại học Chico (Mỹ), Đại học Sibaura (Nhật Bản) và Đại học Quốc gia Đài Loan (NTU). Chương trình học sẽ thay đổi đôi chút:

Ngoài nội dung đào tạo thì một đặc điểm khác biệt nữa so với ME1 là chương trình học được giảng dạy bằng tiếng Anh. Đây là cơ hội rất tốt để bạn trau dồi vốn tiếng Anh của mình, tiến tới làm việc trong môi trường quốc tế. Vì là hệ tiến tiến nên học phí cũng hơi cao, tầm 40-45 triệu đồng/ năm.

Ngành Cơ điện tử – Đại học Leibniz Hannover (Đức) ME-LUH

Đây là chương trình đào tạo kết hợp giữa Đại học Bách Khoa Hà Nội và Đại học Leibniz Hannover – một trong những trường hàng đầu của Đức. Dù kết hợp với đại học của Đức nhưng ngôn ngữ dạy học vẫn chủ yếu bằng tiếng Việt nhé. Các bạn sẽ được học thêm 1000 giờ tiếng Đức và từ năm thứ 3 trở đi, bạn được học một số môn bằng tiếng Đức với chuyên gia của Đại học Leibniz Hannover. Quá xịn sò đúng không nào?

Học phí của chương trình này khá cao, rơi vào 55-65 triệu đồng/ năm. Bù lại thì bạn sẽ nhận được nhiều “lợi ích” đi kèm: Được học thêm tiếng Đức tại trung tâm Việt Đức uy tín; được tham gia các khóa học tại Đức ở kỳ nghỉ hè trong vòng 2 tháng; được sử dụng các phòng nghiên cứu và phòng thí nghiệm hiện đại bậc nhất; được thực tập tại các tập đoàn và công ty hàng đầu trong nước và quốc tế; được học chuyển đổi sang Đức,…

Nhiều bạn thắc mắc khi học chuyển tiếp sang Đức thì như thế nào đúng không? Về điều kiện, bạn phải hoàn thành 4 năm hệ cử nhân tại ĐHBK HN, đạt điểm kiểm tra đầu vào của ĐH Leibniz Hannover, đặt chứng chỉ tiếng Đức TestDaf 4×3. Theo chính sách của Bộ GD Đức thì sinh viên quốc tế sẽ được miễn học phí, bạn chỉ cần nộp phí nhập học khoảng 100-120 EURO và phí sinh hoạt thôi nhé.

Khi sang Đức bạn cũng được tạo điều kiện làm thêm trong các hoạt động trợ giúp nghiên cứu khoa học với mức thu nhập 7,5 Euro/giờ, 37 giờ/ tháng.

Sau khi học xong, sinh viên trao đổi cũng có cơ hội ký hợp đồng lao động hợp pháp với các doanh nghiệp của Đức để tích lũy kinh nghiệm và tu nghiệp. Điều kiện quá hấp dẫn đúng không nào?

Ngành Cơ điện tử – Đại học Nagaoka (Nhật Bản) ME-NUT

Đại học Công nghệ Nagaoka – Nhật Bản

Cũng tương tự như mã tuyển sinh ME-LUH, ME-NUT là chương trình liên kết với trường Đại học Công nghệ Nagaoka (NUT), đây là một trong những trường đào tạo kỹ thuật uy tín hàng đầu Nhật Bản. Đây là chương trình đào tạo chính duy duy nhất giúp sinh viên được trang bị cả kiến thức chuyên môn và tiếng Nhật chuyên ngành Cơ điện tử. Học phí rơi vào khoảng 55-65 triệu đồng/năm.

Đối với chương trình này sẽ có 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 gồm 2,5 năm học tại ĐHBK Hà Nội theo chương trình thống nhất giữa ĐHBK HN với ĐHCN Nagaoka. Trong thời gian này bạn cũng được học tăng cường thêm tiếng Anh và tiếng Nhật.

Đến giai đoạn 2, bạn sẽ có 2 lựa chọn: 1 là học tiếp tại ĐHBKHN, viết tóm tắt luận văn tốt nghiệp và bảo vệ luận văn tốt nghiệp bằng tiếng Nhật hoặc tiếng Anh, sau 2,5 năm bạn sẽ được nhận bằng kỹ sư của ĐHBK HN. Hoặc bạn học tiếp để lấy bằng cử nhân sau 1,5 năm  của trường ĐHBK HN.

Lựa chọn 2, nếu bạn có đủ kiến thức chuyên môn và trình độ ngoại ngữ, có thể chọn học chuyển tiếp sang ĐHCN Nagaoka hoặc các trường đại học khác trong cụm Đại học công nghệ (Gồm có: ĐH Gifu, ĐHCN Toyohashi, Viện Công nghệ Muroran, Viện Công nghệ Kitami, ĐH Gunma, ĐH Wakayama và ĐH Mie), bằng đại học sẽ do các trường này cấp.