Tổ chức Giáo dục IIG Việt Nam ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với Tập đoàn Giáo dục Pagoda
Tổ chức Giáo dục IIG Việt Nam ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với Tập đoàn Giáo dục Pagoda
Trong suốt thời gian 20 năm tồn tại, các vị tổng trưởng (tức bộ trưởng) và thứ trưởng giáo dục của Việt Nam Cộng hòa đã có những ý tưởng, sáng kiến, và nỗ lực mang lại sự tiến bộ cho nền giáo dục ở miền Nam Việt Nam. Sau đây là vài nhà lãnh đạo tiêu biểu:[125]
Những nỗ lực phát triển giáo dục của Việt Nam Cộng hòa nhận được sự trợ giúp của các tổ chức quốc tế và nhiều nước trên thế giới. Một vài ví dụ có thể kể đến: UNESCO giúp thiết lập một hệ thống các trường tiểu học cộng đồng. UNDP giúp đỡ trang thiết bị cho Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật Phú Thọ. New Zealand xây dựng các tòa nhà cho Trường Đại học Khoa học thuộc Viện Đại học Sài Gòn. Pháp cung cấp nhiều giáo sư, trang thiết bị, khoản tài trợ giúp phát triển nhân sự, đặc biệt là trong lĩnh vực toán học hiện đại. Cộng hòa Liên bang Đức (Tây Đức) giúp xây dựng và cung cấp trang thiết bị cho một trường trung học kỹ thuật, ngoài ra còn hỗ trợ Trường Đại học Y khoa của Viện Đại học Huế...[130]
Phần lớn sự trợ giúp đến từ Hoa Kỳ. Trong đó có sự giúp đỡ trong việc ấn loát sách giáo khoa, xây dựng Trường Đại học Sư phạm của Viện Đại học Sài Gòn và các trường sư phạm khác ở các tỉnh, 11.000 phòng học trong các ấp chiến lược, 18 trường trung học kỹ thuật, một trung tâm y khoa cho Viện Đại học Sài Gòn, một trường sư phạm và cùng với nó là một trường trung học kiểu mẫu, một trường sư phạm kỹ thuật, một trường đại học nông nghiệp, một trường đại học kỹ thuật, một trung tâm hành chính cho viện đại học... Tất cả các chương trình này được thực hiện thông qua các nhóm chuyên gia gồm các giáo sư, nhà quản trị, và sinh viên của các viện đại học Hoa Kỳ.[130]
Vào thời đó, chính tả tiếng Việt khác với bây giờ ít nhiều. Điểm khác biệt gồm có việc dùng gạch nối "-" giữa các từ trong một từ kép, ví dụ như "ngân-hàng", "Việt-Nam". Cách viết tên riêng thì có khi viết thành "Nguyễn-văn-Mỗ" thay vì viết hoa mỗi chữ (Nguyễn Văn Mỗ). Những khác biệt này không phải do chính quyền tạo ra hay chỉ mới xuất hiện vào thời buổi đó mà đúng ra là tiếp nối cách viết từ thời tiền chiến.
Giáo dục Việt Nam Cộng hoà tuy còn những hạn chế nhất định nhưng đã xây dựng được cho mình một số nền tảng ban đầu của một nền giáo dục mới, tạo cơ sở cho những bước phát triển thêm về sau[15]:
Bắt đầu từ năm 1971 chính phủ mở một số trường đại học cộng đồng (theo mô hình community college của Hoa Kỳ) như Trường Đại học Cộng đồng Tiền Giang ở Mỹ Tho,[96] Duyên Hải ở Nha Trang,[97] Quảng Đà ở Đà Nẵng (1974),[98] và Long Hồ ở Vĩnh Long.[73] Trường Đại học Cộng đồng Tiền Giang đặt trọng tâm vào nông nghiệp; Trường Đại học Cộng đồng Duyên Hải hướng về ngư nghiệp.[97] Riêng Trường Long Hồ còn đang dang dở chưa hoàn tất thì chính thể Việt Nam Cộng hòa bị giải tán.[99] Ở Sài Gòn thì có Trường Đại học Regina Pacis (khai giảng vào năm 1973) dành riêng cho nữ sinh do Công giáo thành lập, và theo triết lý đại học cộng đồng.[97]
Điều 7 Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa 1956 quy định "Những hành vi có mục đích phổ biến hoặc thực hiện một cách trực tiếp hay gián tiếp chủ nghĩa cộng sản dưới mọi hình thái đều trái với các nguyên tắc ghi trong Hiến pháp". Điều 4 Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa 1967 (Chương I - Điều khoản căn bản) tiếp tục quy định rằng "Việt Nam Cộng Hòa chống lại chủ nghĩa Cộng sản dưới mọi hình thức. Mọi hành vi nhằm mục đích tuyên truyền hay thực hiện chủ nghĩa Cộng sản đều bị cấm chỉ". Do đó, các nội dung giáo dục của Việt Nam Cộng hòa cũng phải tuân theo các quy định này.
Do chính sách chống Cộng của Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa, những nội dung liên quan đến chủ nghĩa xã hội, việc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lãnh đạo chiến tranh chống Pháp và việc Việt Nam Cộng hòa hợp tác với Pháp thì vẫn bị cấm giảng dạy, hoặc phải dạy sai sự thật. Sách giáo khoa lịch sử của Việt Nam Cộng hòa không viết gì về sự ra đời của Quốc gia Việt Nam (chính là tiền thân của Việt Nam Cộng Hòa) và sự cộng tác của họ với quân Pháp trong suốt giai đoạn 1949–1954 (chỉ ghi chung chung là "Pháp rước Bảo Đại về lập Chính phủ, mong lôi kéo người Quốc gia"). Sách có nhắc tới Cách mạng Tháng Tám và Chiến thắng Điện Biên Phủ, nhưng không nói về việc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã lãnh đạo nhân dân làm nên hai sự kiện đó (chỉ ghi mơ hồ là "dân chúng kéo nhau giành chính quyền", "người Việt yêu nước trường kỳ kháng chiến và thắng lợi"). Thay vào đó, sách mô tả ngược lại, rằng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã "2 lần cấu kết với Pháp phản bội dân tộc".[135]
Phần lớn các học bổng đi học nước ngoài đều rơi vào tay các linh mục hoặc sinh viên Thiên Chúa giáo.[136] Có nơi Linh mục dùng uy thế của mình để phụ huynh không cho con học trường công mà phải vào học trường của Giáo hội, nên trường tư thục của Giáo hội làm tê liệt cả trường công vì không tuyển được học sinh[137][cần nguồn tốt hơn]
Theo bác sĩ nhi khoa, nhà nghiên cứu văn hóa và tâm lý - y học - giáo dục Nguyễn Khắc Viện, vì hoạt động cho Đảng Cộng sản Pháp nên bị trục xuất về Việt Nam vào năm 1963, rồi trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam,[138] thì trong suốt quá trình tồn tại, giáo dục Việt Nam Cộng hòa có sự hỗ trợ lớn cả về tài chính và nhân sự của Mỹ. Trong giai đoạn 1954–1960, đã có 729 chuyên gia được cử sang Mỹ đào tạo: 222 trong lĩnh vực nghiên cứu giáo dục, 114 học về quản trị công cộng, nhưng chỉ có 55 người học về nông nghiệp và 7 người học về công nghiệp. Điều này nhấn mạnh mục tiêu của Mỹ trong việc hỗ trợ các cơ sở giáo dục của Việt Nam Cộng hòa, đó là đào tạo nên đội ngũ cán bộ chính phủ chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng và văn hóa Mỹ, nhằm tạo ra các quan chức chính phủ thân Mỹ trong tương lai. Trong khoảng 1958 tới 1973, đã có 1778 quan chức cấp cao của Việt Nam Cộng hòa được đào tạo chỉ riêng bởi nhóm công tác của Đại học Michigan (Mỹ).[139]
Tính từ năm 1956 tới 1974, Mỹ đã chi tổng cộng 76 triệu USD (tương đương 450 triệu USD theo thời giá năm 2012) để viện trợ cho giáo dục Việt Nam Cộng hòa. Phần lớn sách giáo khoa của Việt Nam Cộng hòa được in ấn tại Mỹ, Hàn Quốc và Philipines.[140] Nhiều bộ sách giáo khoa được biên soạn với sự cố vấn từ Hoa Kỳ, trong đó lồng ghép nhiều tư tưởng chống Cộng của chính phủ Mỹ, ví dụ sách giáo khoa giáo dục công dân lớp 4 của Bộ giáo dục năm 1960 có ghi "Cộng sản là những kẻ phản bội gia đình, đất nước và tôn giáo. Tại các nước cộng sản con người bị coi như súc vật".[141] Sự can dự sâu của các trường đại học Mỹ vào chương trình đào tạo và chính sách chiến tranh tại Việt Nam đã gây ra nhiều phản đối từ phía học sinh và giáo viên người Việt.[142]
Tác giả Ngô Đăng Tri cho rằng giáo dục Việt Nam Cộng hòa thực tế không thể thoát khỏi quỹ đạo ảnh hưởng từ Pháp, Mỹ, vì chính Pháp, Mỹ đã xây dựng và tài trợ cho nền giáo dục đó. Ngoài những môn tự nhiên kỹ thuật, các môn học khác thường nặng về ca tụng sự viện trợ của Pháp, Mỹ, ca tụng nền độc lập giả hiệu của chế độ tay sai cho ngoại quốc. Nhà trường đã trở thành nơi tuyên truyền cho hành động xâm lược của ngoại quốc, gây ra sự chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, tôn giáo, gây hận thù trong các tầng lớp nhân dân.[143]