Thuế Rượu Bia Là Bao Nhiêu

Thuế Rượu Bia Là Bao Nhiêu

Bộ Tài chính mới đây có tờ trình về dự thảo sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt gửi đến Chính phủ. Bộ này đề xuất đánh thuế với tất cả đồ uống có cồn, thực phẩm lên men từ trái cây, ngũ cốc, đồ uống pha chế từ cồn thực phẩm.

Bộ Tài chính mới đây có tờ trình về dự thảo sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt gửi đến Chính phủ. Bộ này đề xuất đánh thuế với tất cả đồ uống có cồn, thực phẩm lên men từ trái cây, ngũ cốc, đồ uống pha chế từ cồn thực phẩm.

Kinh doanh rượu nhập khẩu có thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc hay không?

Căn cứ Điều 2 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008, quy định về đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt như sau:

Ngoài ra, tại tại Điều 4 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 quy định về người nộp thuế bao gồm các đối tượng sau:

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì rượu thuộc vào các loại hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu rượu để kinh doanh phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Kinh doanh rượu nhập khẩu phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là bao nhiêu phần trăm? (Hình từ Internet)

Thời điểm xác định thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu nhập khẩu là khi nào?

Căn cứ khoản 12 Điều 5 Thông tư 195/2015/TT-BTC, thời điểm xác định thuế tiêu thụ đặc biệt được quy định như sau:

Như vậy, thời điểm xác định thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu nhập khẩu là thời điểm phát sinh doanh thu đối với rượu, tức thời điểm chuyển giao quyền sở hữu đối với rượu cho người mua để kinh doanh, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Nồng độ cao, thấp đánh thuế như nhau

Theo giới chuyên môn, Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt cần đánh vào vấn đề cốt lõi, gây ra tác hại chính của bia, rượu là nồng độ cồn. Từ đó mới giải quyết được bài toán giảm mức tiêu thụ bia, rượu và đồ uống có cồn nói chung.

Xét về tác hại của đồ uống có cồn, sản phẩm bia, với nồng độ cồn từ 4%- 6% rõ ràng có ít tác hại hơn nhiều so với sản phẩm rượu với nồng độ cồn từ 15% - 40%, thậm chí có loại lên đến 50%. Tuy nhiên, chính sách thuế Tiêu thụ đặc biệt hiện nay quy định bia chịu mức thuế suất 65% tương tự như rượu có nồng độ cồn từ 20% trở lên. Thuế suất cho bia thậm chí còn cao hơn mức thuế suất 35% của rượu có nồng độ cồn thấp dưới 20%, là chưa phù hợp với mục tiêu giảm tác hại của việc tiêu thụ đồ uống có cồn.

Ngành bia tại Việt Nam hiện chỉ tập trung vào các sản phẩm có nồng độ cồn từ 4% đến 5,3%, có giá bán chênh lệch không nhiều. Đồng thời, bia nhập khẩu chiếm tỷ trọng rất thấp chỉ 0,005% sản lượng, rất khó gia tăng thị phần và không có sản phẩm nhập lậu. Ngược lại, ngành rượu có rất nhiều sản phẩm khác nhau như rượu vang, rượu whisky, rượu gạo… với nồng độ cồn và giá bán chênh lệch lớn.

Không những thế, theo số liệu của Tổng Cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương) rượu nhập khẩu chính ngạch, sản xuất công nghiệp chỉ chiếm khoảng 30% thị phần, trong khi rượu nhập lậu, rượu giả, rượu nấu thủ công chiếm gần 60%, vừa làm thất thu ngân sách, ảnh hưởng đến doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính, vừa gây hại sức khỏe người dùng. Vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng, cần có cơ chế quản lý riêng và chính sách thuế riêng cho sản phẩm bia và rượu.

Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, phương pháp tính thuế tương đối, có ưu điểm là sẽ được điều chỉnh được ngay lập tức khi giá bán sản phẩm tăng lên. Tuy nhiên, nó không khuyến khích doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm hay hướng tới các sản phẩm có nồng độ cồn thấp hơn, ít có hại cho sức khỏe hơn.

So sánh giữa giá sản phẩm và độ cồn trong sản phẩm rất khác biệt nhau. Ví dụ: 01 lon bia độ cồn 4,7% và giá bán trung bình 9.812 đồng, 01 lon bia độ cồn 5,3% và giá bán trung bình 11.181 đồng và 01 lon bia độ cồn 4,0% và giá bán trung bình 19.517 đồng. Xét trên khía cạnh ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng do lượng cồn tiêu thụ, các sản phẩm này có mức ảnh hưởng khác nhau (độ cồn càng cao thì tác động sức khỏe tiêu dùng càng lớn). Tuy nhiên, phương pháp tính thuế tương đối đang tạo ra sự không công bằng cho các sản phẩm có nồng độ cồn khác nhau. Những sản phẩm bia có độ cồn thấp, nhưng có giá bán cao, sẽ phải chịu thuế nhiều hơn bia có độ cồn cao nhưng có giá bán thấp. Hơn nữa, để tạo ra những sản phẩm có giá trị chất lượng cao, ít tác hại tới sức khỏe thì nhà sản xuất phải đầu tư lớn, nên chi phí cao, dẫn đến giá bán cao, lại phải chịu chi phí thuế Tiêu thụ đặc biệt cao hơn là bất hợp lý.

Tại thị trường Việt Nam hiện nay, các sản phẩm bia có nồng độ cồn dao động trong khoảng từ 4 đến 5.3 %, trong đó các sản phẩm có nồng độ cồn từ 4.3 độ đến 4.7 độ chiếm trên 80% sản lượng tiêu thụ

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khuyến nghị, các quốc gia nên cân nhắc việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt khi nồng độ cồn trong sản phẩm tăng lên. Nhiều nước tiên tiến trên thế giới từ lâu cũng đã áp thuế tiêu thụ đặc biệt tuyệt đối dựa trên nồng độ cồn với bia, rượu (ví dụ: EU, Singapore, Úc, Nhật Bản, …). Tức là bia, rượu càng có nồng độ cồn cao, sẽ càng chịu thuế cao. Qua thực tế cho thấy, đây là cơ chế khá công bằng, minh bạch vừa tăng khả năng cạnh tranh lại vừa giúp điều chỉnh hành vi lạm dụng bia, rượu. Tuy nhiên, việc chuyển đổi sang hệ thống này có thể mất nhiều thời gian và cần có lộ trình cụ thể. Vì vậy, đã có một số nước áp thuế hỗn hợp, tức là sử dụng cả 2 phương pháp tương đối và tuyệt đối với sản phẩm bia, rượu.

Tiến sỹ Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, lý tưởng nhất là Nhà nước nên điều chỉnh chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu, theo phương pháp hỗn hợp. Đây là xu hướng đang diễn ra trên thế giới và đã được chứng minh có hiệu quả tốt hơn trong quản lý sản phẩm bia, rượu. Phương pháp này vừa có thể điều tiết tiêu dùng, giảm tác động tiêu cực của đồ uống có cồn đến sức khoẻ con người; vừa có đóng góp cho xã hội và nền kinh tế.

Hơn nữa, một trong những lý do chính để các nước trên thế giới áp dụng thành công hệ thống thuế tuyệt đối hoặc hỗn hợp với bia là do nồng độ cồn và mức giá sản phẩm tương đồng nhau. Đặc điểm này cũng tương đồng với ngành bia tại Việt Nam hiện nay.

Theo ý kiến của không ít chuyên gia, để tránh ảnh hưởng đột ngột đến toàn ngành, đồng thời vẫn có thể đạt được mục tiêu tăng thu ngân sách, có thể cân nhắc việc dịch chuyển hệ thống thuế tiêu thụ đặc biệt với cấu phần thuế tuyệt đối thấp, ví dụ như giữ nguyên mức thuế tương đối như hiện nay là 65% và áp mức thuế tuyệt đối 200 đồng/lít. Nhà nước có thể tiếp tục nghiên cứu xây dựng lộ trình thuế theo hướng giảm dần cấu phần thuế tương đối (giảm dần từ 65% xuống), đồng thời tăng dần cấu phần thuế tuyệt đối trên cơ sở xem xét yếu tố lạm phát trong từng thời kì và khiến nó trở nên hoàn hảo hơn bằng cách xem xét các tỷ lệ tuyệt đối khác nhau cho mỗi nồng độ cồn, để phát huy tối đa ưu điểm và hạn chế các nhược điểm của từng phương pháp thuế.

Trong tương lai, theo nhận định của các chuyên gia, xu hướng tiêu dùng tại Việt Nam sẽ dần chuyển sang ưa chuộng các sản phẩm có độ cồn thấp hơn, tương tự như trào lưu trên thế giới. Đây là cơ hội để cơ quan quản lý điều chỉnh chính sách, hướng tới phân khúc sản phẩm này, nhằm giảm mức tiêu thụ nồng độ cồn nguyên chất cho người tiêu dùng và duy trì hoặc tăng tổng sản lượng, từ đó ổn định nguồn thu.