Múa Rối Nước Bông Sen Hà Nội

Múa Rối Nước Bông Sen Hà Nội

úa rối là một loại hình nghệ thuật ra đời từ rất sớm và xuất hiện ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Vào thế kỷ V trước công nguyên tại Hy Lạp cổ đại, người ta phát hiện ra những dấu tích đầu tiên về nghệ thuật này. Nghệ thuật múa rối bắt nguồn từ những trò chơi với việc sử dụng những con rối để diễn trò, đóng kịch trên sân khấu. Nếu căn cứ vào không gian biểu diễn sân khấu thì múa rối được chia thành hai loại: Nghệ thuật múa rối nước và nghệ thuật múa rối cạn.

úa rối là một loại hình nghệ thuật ra đời từ rất sớm và xuất hiện ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Vào thế kỷ V trước công nguyên tại Hy Lạp cổ đại, người ta phát hiện ra những dấu tích đầu tiên về nghệ thuật này. Nghệ thuật múa rối bắt nguồn từ những trò chơi với việc sử dụng những con rối để diễn trò, đóng kịch trên sân khấu. Nếu căn cứ vào không gian biểu diễn sân khấu thì múa rối được chia thành hai loại: Nghệ thuật múa rối nước và nghệ thuật múa rối cạn.

Sự khổ luyện hình thành tài năng

Những nghệ sĩ luôn gìn giữ, trân trọng múa rối nước vì sự đam mê, tình yêu với nghệ thuật dân gian. Gọi múa rối nước là môn nghệ thuật của cuộc sống thường nhật, gắn múa rối nước với những ngôn từ giản dị nhất chẳng sai bởi múa rối nước vốn sinh ra từ sống, tồn tại trong đời sống con người Bắc Bộ suốt bao đời nay. Những người nghệ sĩ biểu diễn rối nước, gọi họ là nghệ nhân cũng được, có khi gọi họ là những người nông dân cũng đúng. Cứ bao nhiêu đời cứ tiếp diễn truyền nối cho nhau và phát huy nghề tổ thành thú chơi tao nhã.

Và sau những tràng pháo tay trầm trồ của khán giả, sau bức rèm kia, sau những người nghệ nhân đang trầm mình dưới nước ấy là biết bao khổ luyện, cay đắng.

Nếu diễn viên sân khấu, người nghệ sĩ có thể dùng hình thể của mình để làm nhân vật, nhưng với múa rối nước, họ phải học qua tất cả các bộ môn khác nhau như hát, múa, kịch,... bằng hình thể của mình. Sau đó với những tình cảm và kỹ năng đã tập luyện bằng cơ thể của mình, mình mới truyền tải sang nhân vật con rối. Có như vậy,  nghệ sĩ mới thực sự thấu hiểu phần hồn của một vở diễn rối, để điều khiển… Vì vậy, diễn viên múa rối phải tập luyện với hơn 100% công suất để chạm đến trái tim của khán giả, để khiến khán giá cùng đồng điệu và cảm nhận nội dung vở diễn.

Không chỉ ý chí, múa rối nước cũng là bộ môn nghệ thuật thử thách sức khoẻ của người nghệ sĩ. Những con rối có sức nặng nhất định, hơn nữa trong môi trường dưới nước thì lực cản của nước cũng gây khó khăn cho việc điều khiển con rối. Vào mùa lạnh, nghệ nhân phải ngâm mình trong bể nước nhiều giờ liền. Hơn nữa, nước đạt tiêu chuẩn trong bể chứa không được ấm nóng, vì sẽ làm hơi nước bốc lên làm thân nhiệt nghệ sĩ tăng cao, còn có thể gây thiếu oxy.

Có những lúc nhiệt độ xuống thấp vài độ hay thậm chí âm độ trong các chuyến lưu diễn nước ngoài, người nghệ sĩ vẫn phải ngâm mình trong bể nước lạnh giá. Để khắc phục, họ sẽ dán miếng giữ nhiệt, mặc quần áo ngăn thấm nước và đi rất nhiều tất. Có khi lạnh quá, phải uống cả nước mắm để cho ấm người.

Tuy vậy, không thể tránh khỏi các sự cố, như là ào nước vào trong quần. Không thể bỏ tiết mục ở đó, họ vẫn tiếp tục hoàn thành công việc và chỉ ở phía sau tấm rèm, các nghệ sĩ sẽ tự biết với nhau.

Tuy vậy, những người nghệ sĩ họ vẫn luôn tự hào khi được giới thiệu nét đẹp văn hoá đậm đà bản sắc Việt Nam, chỉ duy nhất Việt Nam mới có - đó là múa rối nước. Dù trong suốt chương trình, khán giả đều chẳng nhìn thấy gương mặt người nghệ sĩ, chỉ khi kết thúc chương trình, họ mới trở ra tấm rèm để chào khán giả. Nhưng vài phút giây ngắn ngủi ấy cũng đủ để trao gửi tình cảm của khán giả cho nghệ sĩ, và ngược lại.

Đó chính là động lực để những người yêu nghề múa rối theo đuổi đam mê và cống hiến hết mình để theo đuổi nghệ thuật múa rối. Chẳng dừng lại trên Thuỷ đình cổ kính của làng mình, họ đi biểu diễn khắp dọc dài đất nước, sang châu Âu, châu Á…

Là một trong những loại hình nghệ thuật truyền thống phản ánh đời sống tinh thần và bề dày lịch sử của nhân dân Việt Nam, múa rối nước chứa đựng những giá trị cao về văn hóa, nghệ thuật, lịch sử của dân tộc Việt.

Múa rối nước là bức tranh phản ánh đời sống tâm linh khi sử dụng những nhân vật linh thiêng luôn luôn đem lại bình an trong cuộc sống như long ly quy phượng, cô tiên, hay có các hoạt động cúng bái trong các vở diễn. Tâm linh là yếu tố gắn bó và là một phần trong cuộc sống con người dân tộc Việt Nam, khi những người nông dân luôn cầu mong những mùa màng tốt, những vụ bội thu, thể hiện những khát vọng và ước mơ về cuộc sống ấm no, hạnh phúc của người dân vùng châu thổ sông Hồng. Bằng tư duy lãng mạn - dân gian, các nghệ nhân vẽ lên những thế giới hòa bình, tự do riêng cho những nhân vật, không có quyền lực của vua chúa, không có giáo huấn.

đòi hỏi những phẩm chất tuyệt vời

Việc tạo hình con rối không có một trường lớp nào đào tạo được, bởi cái hồn của nhân vật không phải là khuôn mẫu có sẵn. Ví như để tạo hình người nông dân thì phải đục sao cho có hình hài, cốt cách mà ai nhìn vào cũng nhận ra đó là người nông dân. Người nghệ nhân khi tạo hình con rối không áp đặt khuôn mẫu nào cả, dù là 100 ông quan, 100 anh lính… thì đều có những nét khác nhau.

Các con rối nước truyền thống là kết quả của quá trình lao động nghệ thuật sáng tạo nghiêm túc, gian khổ nhưng đầy cảm hứng. Ở sân khấu múa rối, tất cả phải sáng tạo từ đầu, không có nhiều mẫu sẵn, phải tự hình dung, trước hết phải nghiên cứu kỹ kịch bản để làm rõ nét cá tính nhân vật, từ dáng dấp, kích thước,  cao, thấp... rồi máy móc hoạt động ra sao để phù hợp và hiệu quả với không gian biểu diễn.  Họ vừa phải sáng tạo, vừa phải khéo léo, kiên trì.

Quan trọng hơn nữa, người nghệ nhân còn cần mang trong mình tình yêu quê hương, yêu lao động, phải làm bằng đam mê. Để có được những con rối vừa có tính thẩm mỹ, vừa thể hiện nội dung phong phú, vừa bám sát thực tiễn, người nghệ sĩ tạo hình con rối phải có tri thức nghề nghiệp một cách vững vàng. Việc học tập kinh nghiệm của lớp nghệ nhân, học các lớp người đi trước theo phương pháp truyền nghề là cách để nghệ thuật tạo hình con rối trường tồn với thời gian.

Những nghệ nhân đã chắt lọc cái đẹp từ tự nhiên và chuyển hòa vào hình ảnh con rối. Thông qua óc thẩm mỹ, sự cảm thụ nghệ thuật, sự sáng tạo của người nghệ nhân đã biến rối nước thành cầu nối giữa đại chúng với với di sản văn hóa dân tộc. Vẻ đẹp phong phú, đa dạng mà mộc mạc của các loại đồ chơi dân gian tạo nên ở mỗi người những rung động, những xúc cảm, tình cảm thẩm mỹ và hình thành thái độ thẩm mỹ và thị hiếu thẩm mỹ.

Không giống như nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống khác, môi trường diễn xướng của múa rối thường gắn liền với một cấu trúc sân khấu đặc biệt với tên gọi thủy đình. “Thuỷ” là nước, “đình” là đình làng. Thủy đình được dựng lên giữa ao, hồ, mang kiến trúc và dáng dấp đặc trưng của những mái đình nông thôn. Nó còn được gọi với cái tên là nhà rối hay buồng trò, nơi mà người nghệ nhân rối nước sẽ đứng để điều khiển rối nước.

NSƯT Quốc Vũ - Phó Phòng Tổ chức biểu diễn và Nghệ thuật tại Nhà hát Múa rối Thăng Long chia sẻ: “Trong dân gian, khi các nghệ sĩ biểu diễn ở làng quê, sân khấu rất đơn giản, họ có thể lấy một cái ao, hồ bất kỳ có thể đứng ở dưới mặt nước để diễn được, họ đưa một chiếc mành nhìn xuyên qua được ra, cuối cùng che thêm một tấm liếp để trở thành một sân khấu. Và khán giả sẽ ngồi quây quần xung quanh để xem. Đó chính là sân khấu dân gian của rối nước”.

Sân khấu của rối nước cũng được trang bị rất nhiều dụng cụ với cờ, quạt, voi, võng lọng, cổng… mang tới không khí đậm chất dân gian và truyền thống của đời sống tại các làng quê Bắc Bộ. Để mặt hình ảnh của sân khấu luôn hoàn hảo nhất, tất cả các khâu tạo hình mỹ thuật đều phải có tính liên kết cao, thể hiện sự phối hợp ăn ý giữa người đạo diễn và họa sĩ.

Là một thể loại nghệ thuật biểu diễn truyền thống, âm nhạc chính là nhân tố thổi hồn cho từng bước chuyển động của từng con rối.  Âm nhạc trong múa rối đặc trưng bởi những giai điệu truyền thống của nhạc cụ dân gian: tiếng trống, tiếng mõ, sáo, tù và, của những đợt pháo thăng thiên, pháo mở cờ ngoạn mục từ đáy nước vang lên.

Những người nghệ sĩ hai bên cùng góp những lời ca, tiếng hò theo từng chuyển động của con rối, linh động đối đáp trong từng chuyển cảnh, tạo nên vẻ nhộn nhịp linh đình không kém bất kỳ một lễ hội nào của nhịp sống trên cạn.