CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHUẨN ĐHGQHN TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHUẨN ĐHGQHN TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ
- Môn cơ bản: Nhập môn Khoa học Giáo dục
Thí sinh dự thi vào chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
- Có lí lịch bản thân rõ ràng, hiện không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Đã tốt nghiệp hoặc đã đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) ngành phù hợp ngành Giáo dục mầm non hoặc Giáo dục Tiểu học hạng tốt nghiệp từ Khá trở lên hoặc có công bố khoa học (sách, giáo trình, bài báo đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành hoặc các báo cáo đăng trên kỷ yếu hội nghị, hội thảo khoa học chuyên ngành) liên quan đến lĩnh vực học tập, nghiên cứu;
- Ứng viên đáp ứng yêu cầu về năng lực ngoại ngữ (một trong các thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) của chương trình dự tuyển được minh chứng bằng một trong các văn bằng, chứng chỉ sau:
+ Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành ngôn ngữ nước ngoài, ngành sư phạm ngôn ngữ nước ngoài hoặc bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên mà các học phần thuộc khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành được thực hiện bằng ngôn ngữ nước ngoài;
+ Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do các đơn vị đào tạo trong ĐHQGHN cấp trong thời gian không quá 2 năm có chuẩn đầu ra về ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu về năng lực ngoại ngữ để dự tuyển CTĐT thạc sĩ và thí sinh đã có chứng chỉ ngoại ngữ đáp ứng chuẩn đầu ra trước khi tốt nghiệp CTĐT trình độ đại học;
+ Một trong các chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ tương đương Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực Ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và được ĐHQGHN công nhận, còn trong thời hạn 2 năm tính từ ngày thi lấy chứng chỉ đến ngày đăng ký dự tuyển đào tạo thạc sĩ.
- Có đủ sức khỏe để học tập và nghiên cứu;
+ Cử nhân đại học ngành Giáo dục mầm non hoặc Giáo dục tiểu học được dự thi ngay sau khi tốt nghiệp.
+ Cử nhân đại học ngành phù hợp phải có kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo tối thiểu 12 tháng tính từ ngày kí quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày dự thi.
3.3. Danh mục các ngành phù hợp
- Ngành phù hợp không phải học bổ túc kiến thức và không yêu cầu thâm niên công tác: Giáo dục mầm non, Giáo dục tiểu học, do Việt Nam cấp hoặc nước ngoài cấp và được Bộ GD&ĐT công nhận.
- Ngành phù hợp phải học bổ sung kiến thức và yêu cầu 01 năm thâm niên công tác kể từ khi tốt nghiệp đại học:
3.4. Danh mục các học phần bổ sung kiến thức
PHẦN II: CHUẨN ĐẦU RA VÀ MA TRẬN CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
2.1. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo
PLO1. Lĩnh hội được những tri thức chung và phát triển các chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học cũng như phát triển tài năng và năng lực của cá nhân.
PLO2. Nhận định, đánh giá được về các lý thuyết và thực hành phù hợp với đề tài nghiên cứu.
PLO3. Phân tích, tổng hợp một cách khoa học những hiểu biết từ các nguồn tri thức và thực hành nghề nghiệp.
PLO4. Biết cách lập kế hoạch và thực hiện đề tài nghiên cứu, viết luận văn một cách khoa học và sáng tạo.
PLO5. Có khả năng giao tiếp, truyền đạt, phổ biến lại những kết quả nghiên cứu, thành tựu khoa học cho công đồng khoa học và xã hội.
PLO6. Hiểu biết sâu các kiến thức khoa học nền tảng về ngôn ngữ tiếng Việt, toán học, khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, khoa học thần kinh về nhận thức lứa tuổi trẻ em,... từ đó phân tích, lí giải được chương trình, nội dung giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học.
PLO7. Hiểu biết sâu sắc về lí luận giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non và tiểu học, từ đó phân tích, lí giải được phương pháp giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học.
PLO8. Vận dụng các lí thuyết giáo dục trẻ em trong thiết kế và tổ chức hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ lứa tuổi mầm non.
PLO9. Vận dụng các lí thuyết dạy học hiện đại trong thiết kế và tổ chức hoạt động dạy học các môn học, hoạt động giáo dục ở tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh.
PL10. Năng lực ngoại ngữ (một trong các thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) đạt trình độ tương đương bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Ngoại ngữ sử dụng để xác minh chuẩn đầu ra phải trùng với ngoại ngữ được xác định chuẩn đầu vào; sử dụng được ngoại ngữ trong hoạt động chuyên môn.
2.1.3. Mức độ tự chủ và trách nhiệm
PLO11. Chủ động, linh hoạt và sáng tạo trong phát hiện và giải quyết các vấn đề của thực tiễn liên quan tới giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học. Tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn.
PLO12. Tự định hướng và phát triển năng lực cá nhân, thích nghi với môi trường làm việc có tính cạnh tranh cao và năng lực dẫn dắt chuyên môn về lĩnh vực giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học.
2.2. Yêu cầu đối với luận văn tốt nghiệp
Học viên bắt buộc thực hiện một Luận văn thạc sĩ như là một đề tài NCKH chuyên sâu (khoảng 24000- 25000 chữ, tương đương 70-90 trang A4), ở mức độ chuẩn bị năng lực nghiên cứu độc lập trong lĩnh vực giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học. Đề tài Luận văn chủ yếu thuộc lĩnh vực nghiên cứu, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về nội dung và hình thức của một luận văn thạc sĩ theo Quy chế đào tạo thạc sĩ của ĐHQG Hà Nội và của Bộ GD&ĐT.
2.3. Vị trí việc làm mà người học có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp
Người học sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhiệm các vị trí việc làm sau đây:
- Làm cán bộ ở các cơ sở giáo dục mầm non hoặc giáo dục tiểu học;
- Làm cán bộ ở các trường cao đẳng, đại học có đào tạo giáo viên mầm non hoặc tiểu học;
- Làm cán bộ, chuyên viên trong các cơ quan quản lý giáo dục, viện nghiên cứu có liên quan đến giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học;
- Làm cán bộ quản lí chuyên môn về giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học tại các cơ quan quản lí giáo dục các cấp từ địa phương tới trung ương.
2.4. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, học viên có thể học nâng cao lên trình độ tiến sĩ chuyên ngành Giáo dục học (Tiểu học); Giáo dục học (Mầm non); Lí luận và lịch sử giáo dục; Lí luận, Phương pháp và Công nghệ dạy học; Quản lý giáo dục; Đo lường và đánh giá trong giáo dục…).
2.5. Ma trận chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo
Mức độ đóng góp được mã hóa như sau:
3 = Đóng góp mức thấp; 4 = Đóng góp mức trung bình; 5 = Đóng góp mức cao; Để trống = Không đóng góp
Khoa học nhận thức trong giáo dục
Các phương pháp hiện đại trong NCKH giáo dục và tâm lý
Sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ em
Sự phát triển biểu tượng và tư duy toán học ở trẻ em
Khoa học thần kinh lứa tuổi trẻ em
Sự phát triển năng lực khoa học ở trẻ em
Sự phát triển năng lực thẩm mĩ ở trẻ em
Phát triển chương trình giáo dục
Tổ chức môi trường hoạt động của trẻ ở trường mầm non
Hoạt động trải nghiệm trong GDMN
Giáo dục sáng tạo cho trẻ mầm non
Giáo dục hòa nhập trong trường mầm non
Dạy học phân hóa trong môn Tiếng Việt tiểu học
Dạy học phân hóa trong môn Toán tiểu học
Giáo dục trải nghiệm ở tiểu học
Chuyên đề 1: Các rối loạn học tập
Chuyên đề 2: Nhận diện và đánh giá những khó khăn của học sinh
Chuyên đề 3: Phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu cho trẻ em theo tiếp cận đa trí tuệ
Chuyên đề 4: Trẻ em, gia đình và cộng đồng
Chuyên đề 5: Trẻ em và mạng xã hội
Chuyên đề 6: Phát triển tư duy của trẻ qua hoạt động làm quen với toán và môi trường xung quanh
Chuyên đề 7: Các nghiên cứu phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non
Chuyên đề 8: Phát triển kĩ năng tiếp nhận và tạo lập ngôn bản cho học sinh tiểu học
Chuyên đề 9: Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh tiểu học trong dạy học toán
PHẦN III: NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Tóm tắt yêu cầu chương trình đào tạo
Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 66 tín chỉ, trong đó:
- Khối kiến thức chung (bắt buộc): 09 tín chỉ
- Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành: 30 tín chỉ, gồm:
+ Bắt buộc: 18 tín chỉ;
+ Tự chọn: 12 tín chỉ
- Nghiên cứu khoa học: 27 tín chỉ, gồm:
+ Chuyên đề nghiên cứu: 12 tín chỉ
+ Luận văn thạc sĩ: 15 tín chỉ
Copyright © 2020 Đại học Thái Nguyên - Trường Đại học Sư Phạm