Trong các bài viết trước chúng tôi đã đề cập đến thực trạng nhức nhối của việc những cá nhân, tổ chức lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin của người lao động mà lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Do đó việc tiếp cận được những nguồn tin chính thống sẽ là vô cùng cần thiết đối với những ai đang có nhu cầu đi xuất khẩu lao động Nhật Bản.
Trong các bài viết trước chúng tôi đã đề cập đến thực trạng nhức nhối của việc những cá nhân, tổ chức lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin của người lao động mà lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Do đó việc tiếp cận được những nguồn tin chính thống sẽ là vô cùng cần thiết đối với những ai đang có nhu cầu đi xuất khẩu lao động Nhật Bản.
Tác động của dịch Covid-19 đã ảnh hưởng lớn đến thị trường xuất khẩu lao động (XKLĐ) cả nước nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng. Trong bối cảnh đó, nhiều công ty, doanh nghiệp được Bộ LĐ-TB&XH cấp giấy phép đưa người đi XKLĐ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã luôn chủ động, tìm kiếm thị trường lao động tiềm năng, lựa chọn các đối tác có uy tín để làm "bến đỗ" bền vững, mang cả ngàn cơ hội việc làm đến với người lao động.
Theo báo cáo của Sở LĐ-TB&XH Thanh Hóa, năm 2021, dịch Covid-19 đã tác động rất lớn đến thị trường XKLĐ, tâm lý của người lao động có nhu cầu đi XKLĐ cũng bị ảnh hưởng. Trước tình hình đó, Sở LĐ-TB&XH Thanh Hóa đã chủ động phối hợp với các cấp, ngành và địa phương cùng với các công ty hoạt động trong lĩnh vực XKLĐ, nỗ lực vượt khó để giữ vững các thị trường XKLĐ tiềm năng như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan … Bên cạnh đó, một số thị trường các nước khu vực Đông Âu cũng có những tín hiệu tích cực về việc tiếp nhận lao động Việt Nam.
Theo báo cáo của Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH), năm 2021, cả nước có hơn 45.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, bằng 57,3% so với cùng kỳ năm 2020. Số liệu lao động xuất cảnh của một số thị trường chính như sau: Đài Loan (Trung Quốc) là 19.531 lao động (6.487 nữ); Nhật Bản 19.510 lao động (8.335 nữ); Hàn Quốc: 1.036 lao động (6 nữ); Trung Quốc 1.820 lao động; Rumani 795 lao động (131 nữ); Singapore 713 lao động nam; Hungary 465 lao động (114 nữ); Serbia 304 lao động nam…
Cuối năm 2021, đầu năm 2022, Công ty cổ phần Đầu tư Thuận An DMC đã xuất cảnh 60 lao động làm việc tại nhà máy chế biến thịt lợn tại Liên Bang Nga. Thuận An DMC đang tạo ra cơ hội việc làm cho cả ngàn lao động làm việc tại thị trường tiềm năng này.
Trước tác động của dịch Covid-19 làm ảnh hưởng đến công tác XKLĐ, Ông Lê Đình Tùng, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Thanh Hóa cho biết: "Trước khi chưa có dịch Covid-19, hàng năm toàn tỉnh đưa được trên 10 ngàn lao động đi XKLĐ ở các nước. Tuy nhiên, do dịch Covid-19, năm 2021, ngành đặt mục tiêu đưa được 6.000 lao động đi XKLĐ và đã đạt được 6.086 lao động xuất cảnh. Trong bối cảnh khó khăn do tác động của dịch Covid-19, thế nhưng một số công ty đã biến thách thức thành có hội, tìm kiếm thêm thị trường XKLĐ tiềm năng như Công ty cổ phần Đầu tư Thuận An DMC tìm được đối tác là doanh nghiệp của Liên Bang Nga, dự kiến sẽ đưa hàng trăm lao động xuất cảnh trong thời gian tới." "Năm 2022, Ngành LĐ-TB&XH phấn đấu đạt kế hoạch đưa được 5.000 lao động xuất cảnh" - ông Tùng cho hay.
Hàng ngàn cơ hội việc làm XKLĐ ở các thị trường tiềm năng
Theo số liệu của Công ty cổ phần Thuận An DMC (địa chỉ tại phường An Hưng, TP.Thanh Hóa), năm 2021, công ty đặt mục tiêu xuất cảnh 2.300 lao động ở các thị trường như: Đài Loạn (đầu năm), Liên Bang Nga (cuối năm). Tuy nhiên, dịch Covid-19 đã tác động lớn đến hoạt động XKLĐ, đặc biệt đợt dịch thứ 4 khiến hoạt động XKLĐ gần như đóng băng. Chính vì thế, Thuận An DMC chỉ tuyển dụng được 500 lao động. Trong đó, đã xuất cảnh gần 200; làm visa và thủ tục giải ngân, chuẩn bị xuất cảnh gần 100 người nhưng phải dừng vì thị trường tiếp nhận đóng cửa do dịch bùng phát; gần 100 lao động đã đậu đơn và đang làm thủ tục cũng phải tạm dừng; hơn 100 lao động đã đăng ký và làm thủ tục hộ chiếu phải quay trở về địa phương chờ đợi vì dịch.
Trong bối cảnh khó khăn, cuối năm 2021, Thuận An DMC đã chủ động tìm kiếm thị trường có cơ chế tiếp nhận lao động tiềm năng, bền vững, nhằm đáp ứng nhu cầu của người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Cụ thể, công ty đã ký đơn hàng công nhân làm việc trong nhà máy chế biến thịt lợn Liên Bang Nga là thị trường phù hợp với đông đảo lao động nam từ 19 đến 55 tuổi làm việc, với mức thu nhập trên 19 triệu đồng/tháng (chủ bao ăn ở). Tháng 12/2021 công ty xuất cảnh được 40 lao động làm việc trong nhà máy chế biến thịt lợn tại Liên Bang Nga. Tháng 01/2022, Thuận An đã tổ chức xuất cảnh cho 20 lao động làm việc tại nhà máy này.
Lao động thực tập sinh tại Nhật Bản được Thuận An DMC tuyển chọn, đào tạo kỹ ngoại ngữ, kỹ năng để chuẩn bị xuất cảnh.
Phấn khởi trước hàng ngàn cơ hội việc làm ở các thị trường tiềm năng, cho thu nhập cao, ông Lê Đình Toàn, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư Thuận An DMC cho hay: "Năm 2022, chúng tôi tập trung 3 thị trường chủ đạo là Đài Loan, Liên Bang Nga và Nhật Bản. Đây là đối tác uy tín, có nhu cầu tiếp nhận số lượng rất lớn, thời gian tăng ca nhiều, công việc và thu nhập ổn định.
Kế hoạch trong năm 2022, Thuận An DMC sẽ làm thủ tục đưa 800 lao động nam đến làm việc nhà máy chế biến thịt lợn tại Liên Bang Nga. Ngoài ra, công ty đang tiếp tục đàm phán với các đối tác tại thị trường tiêm năng Liên Bang Nga nhằm đưa lao động đến làm việc trong các lĩnh vực như: nông nghiệp trong, làm xúc xích, làm bánh…và sẽ bắt đầu tiếp nhận lao động vào đầu tháng 4/2022. Đối với thị trường Đài Loan đã chính thức mở cửa tiếp nhận lao động trở lại từ ngày 15/02/2022. Thị trường này, chúng tôi phấn đầu năm 2022 đưa hơn 1.000 lao động xuất cảnh. Năm 2022, Thuận An DMC cũng đã tuyển chọn và đào tạo kỹ ngoại ngữ, kỹ năng, để xuất cảnh từ 250 đến 275 lao động làm việc tại Nhật Bản trong các lĩnh vực công xưởng, nông nghiệp, xây dựng."
Có thể thấy, thị trường XKLĐ đang dần phục hồi sau 2 năm lao đao vì dịch Covid-19. Cùng với những thị trường truyền thống, nhiều thị trường mới cũng dần được các doanh nghiệp "khai hoang", mở rộng hàng ngàn cơ hội việc làm cho người lao động tại các thị trường tiềm năng cho thu nhập cao.
Theo Hiệp hội XKLĐ Việt Nam, nhiều nước đã bắt đầu phát đi những thông tin thu hút lao động ngoài nước đến làm việc với nhiều đãi ngộ hấp dẫn, mở ra nhiều cơ hội với lao động Việt Nam.