Hiện nay, bên cạnh nhu cầu nguồn nhân lực có kiến thức công nghệ chuyên sâu, các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thực phẩm rất cần một nguồn lực vừa có hiểu biết về công nghệ chế biến, chất lượng sản phẩm, vừa có kiến thức về quản trị, kinh doanh, kỹ năng đàm phán… để đảm trách các vị trí rất quan trọng trong doanh nghiệp như phòng kinh doanh, phòng marketing, phòng kế hoạch, vật tư, quản lý sản xuất… Chính vì vậy, ngành Công nghệ và Kinh doanh thực phẩm trở thành một trong những ngành có tốc độ phát triển nhanh và thu hút nhiều thí sinh đăng ký theo học.
Hiện nay, bên cạnh nhu cầu nguồn nhân lực có kiến thức công nghệ chuyên sâu, các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thực phẩm rất cần một nguồn lực vừa có hiểu biết về công nghệ chế biến, chất lượng sản phẩm, vừa có kiến thức về quản trị, kinh doanh, kỹ năng đàm phán… để đảm trách các vị trí rất quan trọng trong doanh nghiệp như phòng kinh doanh, phòng marketing, phòng kế hoạch, vật tư, quản lý sản xuất… Chính vì vậy, ngành Công nghệ và Kinh doanh thực phẩm trở thành một trong những ngành có tốc độ phát triển nhanh và thu hút nhiều thí sinh đăng ký theo học.
Tổ hợp môn: A00: 17.25 B00: 17.25 D07: 17.25
- Xét tuyển kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT.
+ Đạt ngưỡng chất lượng đầu vào do Trường công bố;
+ Không có bài thi/môn thi nào trong tổ hợp xét tuyến có kết quả ≤ 1.0 điểm;
- Điểm chuẩn trung bình năm 2023: 17.25 điểm.
- Xét kết quả học tập cấp THPT (học bạ).
- Điều kiện đảm bảo: ĐTB của từng môn học trong tổ hợp xét tuyển hoặc điểm trung bình chung của các môn học năm lớp 12 dùng để xét tuyển ≥ 6.0 điểm.
- Điểm chuẩn năm 2023: 21.0 điểm
- Xét tuyển thẳng theo quy định của Quy chế Tuyển sinh năm 2023.
- Xét tuyển thí sinh dự bị đại học.
Trường Đại học Mở Hà Nội là trường đại học Công lập tự chủ có mức học phí phù hợp với người học và đã đạt chứng nhận kiểm định về chất lượng giáo dục từ năm 2018. Với chương trình đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm (Mã ngành: 7540101), sinh viên sẽ được trang bị kiến thức toàn diện về kỹ thuật công nghệ ngành và biết áp dụng vào quy trình sản xuất tạo sản phẩm và đủ năng lực thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn thuộc lĩnh vực Công nghệ Thực phẩm. Theo học ngành Công nghệ thực phẩm, sinh viên sẽ được cung cấp các kiến thức nền tảng, chuyên sâu về hóa học, sinh học; vệ sinh an toàn thực phẩm; nguyên liệu chế biến và quy trình phân tích, đánh giá chất lượng thực phẩm; phương pháp chế biến thực phẩm...; nghiên cứu, thiết kế, lắp đặt, vận hành dây chuyền sản xuất; tổ chức, quản lý (công nghệ, kỹ thuật, chất lượng sản phẩm) và điều hành sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp thực phẩm. Ngoài ra, sinh viên còn được trau dồi năng lực làm việc độc lập, theo nhóm, tư duy logic, học tập trình độ cao hơn và hội nhập với sự phát triển khoa học công nghệ Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm có thể đảm nhiệm các vị trí công việc như: Chuyên viên sản xuất tại các công ty, doanh nghiệp như sản xuất cồn, rượu bia, nước giải khát, chế biến sản phẩm lên men từ thịt, hải sản, rau củ quả, sản xuất bánh kẹo, đường, chế phẩm tinh bột, chế biến và sản xuất các sản phẩm từ sữa; Giảng dạy trình độ cao đẳng ngành Công nghệ Thực phẩm; Nghiên cứu ứng dụng tạo sản phẩm mới, tư vấn chuyển giao công nghệ; Tham gia kiểm nghiệm, phân tích chất lượng thực phẩm; Kinh doanh và tư vấn kỹ thuật sản phẩm thực phẩm;…