Mới đây, trường có mở đăng ký học phần cho các bạn sinh viên thì mình thấy khá nhiều bạn đặt câu hỏi trên group hỗ trợ học tập hay nhắn tin hỏi mình rằng nên đăng ký những môn nào hay cách đăng ký ra sao, thì trong bài viết này mình sẽ chia sẻ cho mọi người một số trải nghiệm của bản thân khi đăng ký học phần tại trường Đại học Bách Khoa HN thân iu nhé.
Mới đây, trường có mở đăng ký học phần cho các bạn sinh viên thì mình thấy khá nhiều bạn đặt câu hỏi trên group hỗ trợ học tập hay nhắn tin hỏi mình rằng nên đăng ký những môn nào hay cách đăng ký ra sao, thì trong bài viết này mình sẽ chia sẻ cho mọi người một số trải nghiệm của bản thân khi đăng ký học phần tại trường Đại học Bách Khoa HN thân iu nhé.
Theo mình thì kỳ hè nên học lại hoặc cải thiện các môn đại cương như Giải tích, Đại số hoặc muốn học trước thì nên đăng ký các môn lý luận chính trị vì lý luận chính trị lấy điểm quá trình bằng tiểu luận/bài thuyết trình, thi cuối kỳ từ đề cương, học trong 1 tháng cho xong luôn đỡ kéo dài; lỡ điểm thấp cũng k ảnh hưởng đến GPA kỳ chính nếu bạn muốn săn HB.
Lưu ý là học phí kỳ hè x1,5 kỳ chính nên bạn phải cân nhắc kỹ nhé.
Như vậy là bài viết tới đây đã hết, có gì mới mình sẽ update thêm! Bạn có thể xem thêm nhiều bài viết blog tại: https://tailieuhust.com/category/blog/
Cách đây ít lâu, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu chấn chỉnh tình trạng lộn xộn tên gọi các trường đại học bằng tiếng nước ngoài. Chưa biết chuyện ấy thực hiện đến đâu, mới đây lại nghe bà Nguyễn Thị Kim Phụng, quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT, cho biết một trong bốn nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục đại học năm học 2015-2016 là cơ cấu lại hệ thống trường đại học, cao đẳng, bắt đầu từ việc "thống nhất tên gọi các trình độ đào tạo".
Ngẫm lại, thấy ở Việt Nam thống nhất tên gọi hay các khái niệm từ ngữ dường như là một điều gì đó cực kì khó khăn, không thể đạt được. Phải chăng ngôn ngữ là tiếng nói hàng ngày, chữ đọc hàng ngày, ai cũng biết, cũng nghe, cũng thấy nên ai thích xài sao thì xài, miễn hiểu được là xong, không cần quan tâm đến sự chỉn chu, tính chuẩn mực, khả năng hệ thống hoá của nó?
Đơn cử, chuyện tên gọi trường học hay bậc học, nếu bắt đầu, tại sao không làm ngay từ bậc phổ thông, thậm chí sửa ngay từ luật?
Thật vậy, Điều 30 Luật Giáo dục 2005 quy định rằng:
"Cơ sở giáo dục phổ thông bao gồm: 1. Trường tiểu học;2. Trường trung học cơ sở;3. Trường trung học phổ thông;4. Trường phổ thông có nhiều cấp học;5. Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp."
Nếu như các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông khi đứng riêng rẽ không gặp vấn đề gì về tên gọi và tên viết tắt (lần lượt là TH, THCS, THPT), thì "trường phổ thông có nhiều cấp học" lại bao gồm ba loại hình: trường gồm cấp I và cấp II; trường gồm cấp II và cấp III; trường gồm cả ba cấp I, II, III. Trong thực tế, các trường thuộc ba loại hình này phải viết tên rất dài như sau:
- Trường tiểu học và trung học cơ sở (viết tắt: TH&THCS hoặc TH-THCS)
- Trường trung học cơ sở và trung học phổ thông (viết tắt: THCS&THPT hoặc THCS-THPT)
- Trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông (viết tắt: TH-THCS-THPT hoặc TH, THCS, THPT; có nơi viết TiH để phân biệt "tiểu học" với "trung học")
Tên gọi như thế vừa dài, vừa dở, vừa rối. Thế nhưng tất cả từ Bộ đến các Sở GD&ĐT rồi các trường học, giáo viên, học sinh, phụ huynh, v.v. hầu như không ai cảm thấy phiền. Hay có phiền nhưng cứ mặc nhiên chấp nhận? Xét về mặt kinh tế, chỉ riêng việc gọi tên, làm bảng hiệu, viết văn bản, giấy tờ, biểu mẫu các loại, những cái tên dài ngoằng rối rắm thế này đã là một sự phí phạm. Xét về mặt quản lí, một hệ thống tổ chức không có-hệ-thống, không chuẩn mực, thiếu nhất quán thể hiện một trình độ yếu kém trong tổ-chức-hệ-thống.
Một cách đơn giản, trong giáo dục có thể hiểu "phổ thông" bao gồm hai bậc tiểu học và trung học. Bậc tiểu học chỉ có một cấp, còn trung học bao gồm hai cấp là trung học cơ sở và trung học phổ thông. Trong đó, bậc/cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở thuộc giai đoạn giáo dục bắt buộc, gọi chung là phổ thông cơ sở (tên gọi này đã từng tồn tại đến đầu những năm 1990, dùng cho các trường cấp I-II). Như thế, tên gọi các cơ sở giáo dục phổ thông ghi trong Luật Giáo dục 2005 có thể được viết lại thành:
Về mặt quản lí hệ thống, có thể nói đây là những tên gọi gọn gàng, và đẹp. Về mặt kinh tế, với mức tiết kiệm từ 37,5 % đến 75 % số từ cần dùng cho các loại trường nhiều cấp học, ấy là một con số rất đáng kể. Nhưng viết là viết thế, chứ cũng biết là chuyện thống nhất tên gọi hay các khái niệm từ ngữ ở Việt Nam là một điều cực kì khó khăn, không dễ đạt được.
Tuy rằng mỗi bạn đều có lộ trình cho chương trình học sẵn có rồi nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng có thể theo được vì một số lý do như do nhà trường xếp sẵn (với tân sinh viên), hay là đăng ký môn để học cùng bạn bè,… nên rất nhiều trường hợp chúng ta đăng ký môn mà không cần dựa trên chương trình khung đào tạo.
Thế nhưng khi đăng ký kiểu này chúng ta cần lưu ý xem môn học đó có học phần điều kiện không? Cái này hiểu đơn giản là yêu cầu đầu vào. Để kiểm tra thì chúng ta vào trang SIS (http://sis.hust.edu.vn/ModuleProgram/CourseLists.aspx) bằng cách gõ tên học phần hoặc mã học phần vào ô tra cứu nhé.
Như hình ảnh trên thì học phần EM3230 – Thống kê ứng dụng có yêu cầu về học phần điều kiện là MI2020/MI2026 (Xác suất thống kê).
Với những môn mà yêu cầu học phần điều kiện thì bạn nên học các môn điều kiện đã rồi học những môn này để tránh gặp những khó khăn trong quá trình học. Còn nếu bạn không ngại khó thì không sao, hãy làm theo điều con tim bạn mách bảo.
Một trong những câu hỏi được mọi người hỏi nhiều nhất là nên đăng ký môn nào thì dưới đây là cách làm của mình:
Đầu tiên mình sẽ vào chương trình đào tạo sinh viên trên trang ctt-sis với tên đăng nhập là MSSV, mật khẩu là căn cước công dân (hoặc mật khẩu tùy chọn mà bạn đã đổi).
(https://ctt-sis.hust.edu.vn/Students/StudentProgram.aspx)
Ở đây mình sẽ xem được mình sẽ phải học những môn gì trong chương trình đào tạo của ngành và kỳ học gợi ý dành cho các bạn.
Như hình ảnh ở trên thì môn Pháp luật đại cương được khuyến nghị là học ở kỳ 2, Triết học Mác Lê nin được khuyến nghị học ở kỳ 1.
Nếu bạn đã đăng ký lớp rồi thì sẽ biết rằng đăng ký lớp sẽ chia làm 3 giai đoạn đó là đăng ký chính thức, đăng ký điều chỉnh và đăng ký thêm, thì giai đoạn đầu tiên là đăng ký chính thức chỉ dành cho những bạn đã đăng ký học phần trước đó. Nên ta có thể hiểu đơn giản rằng đăng ký học phần là mình đặt chỗ cho các lớp học trước, chúng ta sẽ được ưu tiên vào các lớp đó, nếu chúng ta bỏ không đăng ký cũng không sao.
Nếu các bạn chỉ đăng ký các môn chuyên ngành mà có ít người thì các bạn không đăng ký học phần cũng được, còn nếu các bạn đăng ký các môn đại cương, số lượng sinh viên đăng ký lớn như quân sự, thể, triết,… mà các bạn không đăng ký học phần trước thì khả năng niệm cũng khá cao và lớp đăng ký cũng sẽ không được như ý định ban đầu của mình.
Lớp mình là một ví dụ điển hình, anh em rủ đăng ký chung với nhau mà cuối cùng các bạn lại chưa đăng ký học phần thành ra té lẻ hết, lắm ông còn không đăng ký được môn.
Một lưu ý khá hữu ích nữa cho mọi người là mọi người nên đọc sơ sơ về thông báo đăng ký học phần cho các kỳ học từ nhà trường trên trang https://ctt.hust.edu.vn/.
Lí do mình nói như vậy bởi khi có thay đổi về tên môn học hay mã học phần, phân tách học phần như môn quân sự, vân vân mây mây thì đều có trong đây cả, nên khi mọi người xem qua thì mọi người sẽ không bối rối khi vào trường hợp lạ.
Thông báo đăng ký cho kỳ 20213 và 20221: https://ctt.hust.edu.vn/DisplayWeb/DisplayBaiViet?baiviet=39183
À, thì cái này mình đăng ký chung theo nhóm để có thể đăng ký lớp chung với nhau oke hơn thôi. Đi học chung cho có động lực chứ một mình giữa dòng người xa lạ buồn nắm:))
Sau khi đã xác định rõ học phần mình cần đăng ký các bạn làm theo các bước sau để đăng ký học phần
Bước 1: Đăng nhập trang https://ctt.hust.edu.vn (ctt-sis)
Bước 2: Vào mục: Đăng ký học tập (Kế hoạch học tập) –> Đăng ký học phần.
Bước 3: Chọn học kỳ cần đăng ký (Ví dụ: kỳ hè 20213 hoặc kỳ 1 năm 2022-2023 là 20221)
Bước 4: Chọn mã học phần cần đăng ký