Chế Độ Cho Người Mắc Bệnh Hiểm Nghèo

Chế Độ Cho Người Mắc Bệnh Hiểm Nghèo

Ngày 18/3/2022, Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Nạn nhân chất độc da cam/Dioxin tỉnh Trà Vinh phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình, chính quyền địa phương cùng với đại diện quý mạnh thường quân, do ông Nguyễn Minh Tuấn – Chủ tịch tỉnh Hội làm trưởng đoàn đến thăm hỏi sức khỏe, động viên tinh thần và trao tặng số tiền 12.650.000 đồng, 40 kg gạo cho hai hoàn cảnh: chú Thạch Sam Sa Rích, bệnh tiểu đường, suy tim và chị Thạch Thị Hồng, bệnh bướu ác tính vùng cổ cùng ngụ ấp Qui Nông A, xã Hòa Lợi, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh.

Ngày 18/3/2022, Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Nạn nhân chất độc da cam/Dioxin tỉnh Trà Vinh phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình, chính quyền địa phương cùng với đại diện quý mạnh thường quân, do ông Nguyễn Minh Tuấn – Chủ tịch tỉnh Hội làm trưởng đoàn đến thăm hỏi sức khỏe, động viên tinh thần và trao tặng số tiền 12.650.000 đồng, 40 kg gạo cho hai hoàn cảnh: chú Thạch Sam Sa Rích, bệnh tiểu đường, suy tim và chị Thạch Thị Hồng, bệnh bướu ác tính vùng cổ cùng ngụ ấp Qui Nông A, xã Hòa Lợi, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh.

Chế độ bảo hiểm cho người khuyết tật

Chế độ bảo hiểm cho người khuyết tật nhận được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng. Hiện nay, ngoài các chính sách bảo trợ xã hội các chính sách khi tham gia BHXH vẫn chưa thực sự có nhiều ưu đãi.

Mức độ khuyết tật và chính sách cho người khuyết tật

Căn cứ theo Điều 2, Luật Người khuyết tật ban hành ngày ngày 17/6/2010 thì người khuyết tật được hiểu là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.

Có 3 mức độ khuyết tật sau đây:

Người khuyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày;

Người khuyết tật nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày;

Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.

Nhà nước ta đã có rất nhiều các chính sách nhằm tạo điều kiện giúp người khuyết tật phục hồi chức năng, có thể khắc phục khó khăn, sống độc lập và hòa nhập cộng đồng. Trong số đó chính sách bảo hiểm y tế và chính sách trợ giúp xã hội mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho người khuyết tật.

Chế độ bảo hiểm xã hội cho người khuyết tật

Chế độ bảo hiểm xã hội là các chế độ đặc biệt được quy định dành riêng cho người lao động tham gia BHXH. Đối với người khuyết tật khi tham gia BHXH cũng sẽ được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội như đối với người bình thường khác. Cụ thể:

Đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội gồm:

Đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội gồm:

Tuy nhiên, do những đặc trưng về sức khỏe và khả năng lao động, khi hưởng một vài chế độ bảo hiểm xã hội người khuyết tật ở mức độ nặng ưu tiên hơn so với người lao động thông thường. Ví dụ có thể được về hưu sớm so với tuổi thông thường.

Chế độ bảo hiểm y tế cho người khuyết tật

Chế độ bảo hiểm y tế đối với người khuyết tật có những quy định đặc biệt. Theo đó, mức hưởng bảo hiểm y tế của người khuyết tật sẽ phụ thuộc vào mức độ khuyết tật.

Cụ thể, theo Luật Bảo hiểm y tế quy định người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế do ngân sách nhà nước đóng.

Tại Điều 9, Nghị định 136/2013/NĐ-CP và Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng và được cấp thẻ BHYT gồm người khuyết tật nặng và người khuyết tật đặc biệt nặng.

Chế độ bảo hiểm y tế cho người khuyết tật.

Cụ thể về mức độ khuyết tật và xác định mức độ khuyết tật được quy định tại Điều 3 và Khoản 1, Khoản 3, Điều 4, Nghị định 28/2012/NĐ-CP như sau:

Người khuyết tật nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc, suy giảm từ 61% – 80%.

Người khuyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn, suy giảm 81% trở lên.

Đối với người khuyết tật nhẹ sẽ tham gia BHYT và hưởng các chế độ BHYT giống như những người bình thường. Cụ thể:

Khi khám chữa bệnh đúng tuyến được hưởng 100% mức hưởng của loại thẻ BHYT.

Trong trường hợp tự ý đi khám chữa bệnh không đúng tuyến mức hưởng là 40% chi phí khám chữa bệnh BHYT tại các cơ sở khám chữa bệnh tuyến trung ương và 100% tại các cơ sở khám chữa bệnh tuyến huyện và tuyến tỉnh.

2.3 Chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật

Theo quy định tại Khoản 6, Điều 5, Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng trong đó có người khuyết tật. Cụ thể:

“Người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định pháp luật về người khuyết tật”

Căn cứ theo quy định tại Điều 6, và Điều 4  Nghị định 20/2021/NĐ-CP mức trợ cấp hàng tháng được tính như sau:

Mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng từ ngày 01/7/2021 là 360.000 đồng/tháng. Mức trợ cấp cho người khuyết tật hằng tháng bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội quy nhân với hệ số tương ứng quy định như sau:

Hệ số 2,0 đối với người khuyết tật đặc biệt nặng;

Hệ số 2,5 đối với trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật đặc biệt nặng;

Hệ số 1,5 đối với người khuyết tật nặng;

Hệ số 2,0 đối với trẻ em khuyết tật nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật nặng.

Lưu ý: Tùy theo khả năng cân đối của ngân sách, tốc độ tăng giá tiêu dùng và tình hình đời sống của đối tượng bảo trợ xã hội, cơ quan có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội cho phù hợp.

Chế độ bảo hiểm cho người khuyết tật là một trong những sách hữu ích hỗ trợ người lao động kém may mắn giúp họ có thể hòa nhập cộng đồng. Đồng thời những hỗ trợ này có ý nghĩa tích cực góp phần ổn định an sinh xã hội.

Sẽ ban hành chính sách hỗ trợ khám, chữa bệnh cho người thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số vùng khó khăn và người mắc bệnh hiểm nghèo

Sở Y tế đang lấy ý kiến các tổ chức, cá nhân về dự thảo Nghị quyết về chính sách hỗ trợ khám, chữa bệnh cho người thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số vùng khó khăn và người mắc bệnh hiểm nghèo trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Theo dó, đối tượng áp dụng là người thuộc hộ nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống ở các xã, phường, thị trấn thuộc vùng khó khăn, các thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định hiện hành.  Người mắc bệnh hiểm nghèo (ung thư, chạy thận nhân tạo, mổ tim) gặp khó khăn do chi phí cao mà không đủ khả năng chi trả viện phí. Các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc thực hiện chính sách hỗ trợ khám, chữa bệnh cho người thuộc hộ nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống ở các xã, phường, thị trấn thuộc vùng khó khăn, các thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định hiện hành và người mắc bệnh hiểm nghèo tại các cơ sở y tế của Nhà nước.

Các nội dung hỗ trợ như sau: Về hỗ trợ tiền ăn: Hỗ trợ 3% mức lương cơ sở/người bệnh/ngày điều trị nội trú đối với đối tượng là người thuộc hộ nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống ở các xã, phường, thị trấn thuộc vùng khó khăn, các thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định hiện hành khi điều trị nội trú tại các cơ sở y tế của Nhà nước (từ tuyến huyện) trở lên.

Hỗ trợ tiền vận chuyển cho các đối tượng là người thuộc hộ nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống ở các xã, phường, thị trấn thuộc vùng khó khăn, các thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định hiện hành khi điều trị nội trú tại các cơ sở y tế của Nhà nước từ tuyến huyện trở lên, các trường hợp cấp cứu, tử vong hoặc bệnh quá nặng và người nhà có nguyện vọng đưa về nhà nhưng không được bảo hiểm y tế hỗ trợ.

Trường hợp sử dụng phương tiện vận chuyển của cơ sở y tế Nhà nước thì thanh toán chi phí vận chuyển người bệnh cả chiều đi và về cho cơ sở y tế chuyển người bệnh với định mức bằng 0,2 lít xăng/km tính theo khoảng cách vận chuyển thực tế; giá xăng tại thời điểm sử dụng và các chi phí cầu, phà, phí đường bộ khác (nếu có); nếu có nhiều hơn một người bệnh cùng được vận chuyển trên một phương tiện thì mức thanh toán chỉ được tính như đối với vận chuyển một người bệnh.

Trường hợp người bệnh không sử dụng phương tiện vận chuyển của cơ sở y tế nhà nước: Thanh toán chi phí vận chuyển một chiều đi cho người bệnh bằng tiền theo định mức bằng 0,2 lít xăng/km theo khoảng cách vận chuyển thực tế và giá xăng tại thời điểm sử dụng. Các cơ sở y tế chỉ định chuyển bệnh nhân thanh toán chi phí vận chuyển cho người bệnh.

Hỗ trợ thanh toán một phần chi phí khám, chữa bệnh cho các đối tượng là người mắc bệnh hiểm nghèo (ung thư, chạy thận nhân tạo, mổ tim) gặp khó khăn do chi phí cao mà không đủ khả năng chi trả viện phí khi điều trị nội trú tại các cơ sở y tế của nhà nước. Trường hợp có bảo hiểm y tế thì hỗ trợ 50% chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế đối với phần người bệnh đồng chi trả từ 100.000 đồng trở lên, nhưng tối đa không quá 5 triệu đồng/người/lần hỗ trợ và mỗi năm không quá 03 lần/người/năm.

Trường hợp không có bảo hiểm y tế thì hỗ trợ 30% chi phí khám bệnh, chữa bệnh với phần người bệnh phải chi trả từ 1 triệu đồng trở lên cho một đợt khám bệnh, chữa bệnh, nhưng tối đa không quá 10 triệu đồng/người/lần và không quá 03 lần/người/năm.

Mời độc giả xem và góp ý nội dung dự thảo Nghị quyết tại đây.